Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Hướng dẫn này được cung cấp cho thông tin chung và không cấu thành lời khuyên y tế. Mỗi cá nhân có những nhu cầu khác nhau và nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của họ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Vui lòng sử dụng tài liệu này như một nguồn tài nguyên để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thảo luận với bác sĩ và nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn.
Chẳng hạn, chúng tôi muốn bạn biết rằng việc điều chỉnh thuốc trị tiểu đường khi bắt đầu chế độ ăn kiêng low carb là rất quan trọng. Đặc biệt, có thể cần giảm liều insulin để tránh hạ đường huyết và có thể cần ngừng sử dụng thuốc ức chế SGLT-2.
Chúng tôi muốn bạn thảo luận về bất kỳ thay đổi nào về thuốc và lối sống với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào như vậy.
Bạn bị tiểu đường nhưng bạn muốn thử chế độ ăn low carbs hoặc Ketogenic? Tin tốt cho bạn là áp dụng chế độ ăn này có thể sẽ cải thiện bệnh tiểu dường type 2. Hoặc, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, chế độ ăn này cũng tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong màu của bạn.
Tuy nhiên, khi áp dụng chế độ ăn này, bạn cần biết chính xác mình đang làm gì và thường xuyên liên hệ với bác sĩ cá nhân của mình và thông báo cho họ bất kỳ biểu hiện bất thường nào sớm nhất có thể. Khi bắt đầu ăn ít carbs, có thể bạn sẽ phải giảm liều lượng insulin cũng như các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.
Việc tránh các loại carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu sẽ giúp bạn giảm nhu cầu dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy, nếu bạn dùng cùng một liệu insulin hoặc loại thuốc khác khi đang áp dụng chế độ ăn kiêng low carbs có thể sẽ làm cho lượng đường trong máu thấp gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu của mình thường xuyên và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Việc điều chỉnh này cần có sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường.
Người mắc tiểu đường nhưng không dùng thuốc
Nếu bạn bị tiểu đường và chỉ điều trị bằng chế độ ăn kiêng, thì nguy cơ hạ đường huyết do chế độ ăn ít carb là cực kỳ thấp. Bạn có thể bắt đầu ngay lập tức.
Tuy nhiên, bạn cần tự theo dõi và thông báo ngay cho bác sĩ cá nhân các triệu chứng bất thường ngay khi nó xuất hiện. Bạn cũng có thể sẽ cần ngồi nói chuyện với họ để nhận được lời khuyên trước khi áp dụng chế độ ăn low carbs trước khi bắt đầu.
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 được điều trị bằng insulin
Theo nguyên tắc chung, bạn sẽ cần giảm liều khi bắt đầu chế độ ăn kiêng low carb nghiêm ngặt.

Bạn sẽ cần ngồi lại với bác sĩ cá nhân để đưa được ra mức giảm liều lượng thuốc phù hợp. Nhiều người nhận thấy rằng họ cần giảm liều lượng từ 30 – 50% so với trước khi áp dụng chế độ ăn low carbs. Nếu bạn cần dùng insulin một hoặc hai lần (hoặc hơn), hãy cân nhắc về việc giảm liều lượng cả hai lần với tỷ lệ giống nhau.
Nếu bạn duy trì chế độ ăn low carbs, có thể bạn sẽ ngừng hoàn toàn việc sử dụng insulin trong các bữa ăn của mình. Nếu lượng đường trong máu của bạn thấp hơn mức khi bạn dùng insulin trước đó thì bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về việc giảm mạnh liều lượng insulin. Đến khi lượng đường trong máu ổn định ở mức bình thường, bạn có thể tiếp tục cai insulin miễn là lượng đường trong máu tiếp tục ở mức bình thường. Có rất nhiều người áp dụng chế độ ăn low carbs có thể loại bỏ hoàn toàn insulin.
Insulin và người mắc bệnh tiểu đường type 1
Phần lớn những lời khuyên về insulin ở trên cũng áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 với sự khác biệt quan trọng là những người mắc bệnh type 1 sẽ không thể ngừng sử dụng insulin hoàn toàn. Tuy nhiên, chế độ ăn ít carb, giàu chất béo có thể rất tuyệt vời để giúp những người mắc bệnh tiểu đường type 1 ổn định lượng đường trong máu của họ.
Tuy nhiên, ăn ít carb với bệnh tiểu đường type 1 đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn đến lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng insulin cũng như trao đổi và làm việc chặt chẽ hơn nữa với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 1 sử dụng insulin theo lượng carbohydrate (ICR) trong bữa ăn của họ. Nếu sử dụng ICR trong khi ăn chế độ ăn low carb, bạn có thể tiếp tục cung cấp cùng một tỷ lệ insulin cho lượng carbohydrate bạn ăn. Tuy nhiên, khi bạn ăn ít carbs hơn, bạn sẽ cần tiêm ít insulin hơn.
Trong một số trường hợp, lượng insulin cần thiết cho bữa ăn sẽ không giảm nhiều như mong đợi đối với lượng carbs thấp hơn. Điều này có lẽ là do khả năng hấp thụ protein cao hơn để tăng quá trình tạo đường (quá trình sản xuất “đường mới” của gan). Trong các trường hợp khác, liều insulin sẽ giảm nhiều hơn dự kiến, vì một số người sẽ giảm cân bằng chế độ ăn low carb, trở nên nhạy cảm với insulin hơn trong quá trình này.
Những người sử dụng liều insulin tương đối cố định trong bữa ăn, hoặc những người sử dụng insulin hai lần mỗi ngày, nên sử dụng phương pháp tương tự như những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Một lần nữa, sự khác biệt quan trọng là những người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ luôn cần một ít insulin, ngay cả khi có chế độ ăn rất ít carbohydrate.
Điều quan trọng cần biết là chế độ ăn ít hơn 50 gram carbs mỗi ngày có thể dẫn đến trạng thái ketosis – một trạng thái sinh lý bình thường do cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Điều này không nên nhầm lẫn với nhiễm toan ceton, một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type1 có thể xảy ra khi không đủ insulin.
Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ tiến triển từ nhiễm ceton sinh lý sang nhiễm toan ceton nguy hiểm. Chúng tôi khuyên họ nên bắt đầu với chế độ ăn kiêng low-carb tự do hơn , chứa ít nhất 50 gam carbs mỗi ngày. Nếu muốn, cuối cùng bạn có thể bắt đầu giảm lượng carb nạp vào còn 30 – 40 gam carbs mỗi ngày, đồng thời hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn và theo dõi cẩn thận mức độ ketone của bạn.
Chúng tôi không khuyên bạn nên bắt đầu chế độ ăn ketogenic low-carb (dưới 20 gam mỗi ngày) trừ khi bạn chắc chắn về cách quản lý rủi ro này và đang hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe có nhiều kinh nghiệm. Bạn phải có khả năng kiểm tra xeton của mình thường xuyên, cẩn thận hơn nếu bạn cảm thấy hơi ốm, thực hành nhịn ăn gián đoạn hoặc đã tập thể dục.
Dùng thuốc kích thích giải phóng insulin

Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 hoạt động bằng cách kích thích trực tiếp tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Những loại thuốc này làm tăng nguy cơ hạ đường huyết trong chế độ ăn kiêng low carb.
Ví dụ phổ biến nhất của những viên thuốc này thuộc nhóm sulfonylurea (ví dụ: glimepiride, gliclazide, glipizide, glibenclamide, glyburide, tolbutamide, v.v.), trong khi nhóm được gọi là meglitinide (ví dụ repaglinide và nateglinide) ít được sử dụng hơn.
Bạn sẽ cần giảm liều lượng hoặc ngừng các loại thuốc này khi bắt đầu chế độ ăn kiêng low carb để tránh lượng đường trong máu quá thấp. Chúng tôi khuyên bạn nên thảo luận điều này với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng low carb.
Dùng Metformin
Metformin cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường do gan tiết ra nhưng không làm tăng lượng insulin do tuyến tụy tiết ra. Do đó, lượng đường trong máu của bạn vẫn ổn định và không giảm xuống quá thấp, bất kể bạn ăn ít carbs như thế nào.
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể dùng metformin một cách an toàn trong chế độ ăn ít carb. Nguy cơ hạ đường huyết do dùng metformin là rất thấp.
Chất chủ vận GLP-1 và chất ức chế DPP-4
Các chất chủ vận GLP-1 thường có tên chung kết thúc bằng -tide như semaglutide, liraglutide hoặc exenatide. Thuốc ức chế DPP-4 thường có tên chung kết thúc bằng -gliptin như sitagliptin hoặc linagliptin.
Bản thân những loại thuốc này hiếm khi dẫn đến lượng đường trong máu thấp đối với chế độ ăn ít carb.Nhưng hãy quan sát, kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên và thảo luận về những thay đổi với bác sĩ của bạn nếu cần.
Dùng thuốc ức chế SGLT-2
Thuốc ức chế SGLT-2 có tên chung kết thúc bằng -gliflozin, như canagliflozin, empagliflozin và dapagliflozin. Những loại thuốc này làm giảm lượng đường trong máu bằng cách khiến thận bài tiết nhiều glucose hơn vào nước tiểu. Tuy nhiên, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc một tình trạng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton euglycemia .
Nguy cơ nhiễm toan ceton euglycemia cũng có thể tăng lên do chế độ ăn kiêng low carb nghiêm ngặt. Do đó, nên ngừng thuốc ức chế SGLT-2 trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng low-carb nghiêm ngặt, điều này nên được thảo luận với bác sĩ của bạn.
Điều đáng chú ý là khi nhiễm toan ceto xảy ra trong khi dùng thuốc ức chế SGLT-2, lượng đường trong máu không nhất thiết phải cao nên khó phát hiện hơn.
Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm toan ceton như cực kỳ khát nước, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, lú lẫn, v.v. – bạn nên ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.